Phù Đổng Thiên Vương chính là Tỳ Sa Môn Thiên vương?

Tỳ Sa Môn

Tranh minh họa Tỳ Sa Môn Thiên Vương theo mô tả trong Thiền Uyển Tập Anh: tay cầm thương vàng, tay cầm bảo tháp, mình mặc giáp trụ. Lại theo Lĩnh Nam chích quái: “một người hiện lên giữa sóng lớn, thân cao hơn mười trượng, tóc dựng ngược, trợn mắt giận dữ nhìn, hiển thánh thần quang!“.
Họa sĩ: ấm Chè https://www.facebook.com/warm21/?fref=ts. Tranh có sử dụng đồ án của dự án Hoa Văn Đại Việt https://www.facebook.com/hoavandaiviet/?fref=ts.

Tỳ Sa Môn Thiên, hay còn gọi là Đa Văn Thiên (vị nghe thấy tất cả) (tiếng Hindu: Vaisravana, tiếng Trung: Pi Sha Men, tiếng Nhật: Bishamon) là một vị thần bảo trợ Phật giáo, tương truyền là 1 trong 4 đại Thiên Vương sống ở lưng chừng núi Tô Mê Lư (núi trung tâm vũ trụ) và điều khiển các Dạ Xoa. Vị thần này được thờ phụng ở các nước đồng văn, như Nhật Bản, ngài được coi là vị thần chiến tranh và là 1 vị phúc thần. Ở Việt Nam thì tín ngưỡng thờ Tỳ Sa Môn không tồn tại, nhưng cách đây 1 thiên niên kỷ, vị Thiên Vương này từng là vị thần bảo trợ của vương triều Tiền Lê, và thậm chí có cơ sở cho thấy Tỳ Sa Môn chính là cảm hứng của vị thần Phù Đổng Thiên vương.

Theo sách Thiền uyển tập anh có chép truyện về Tăng thống Khuông Việt triều Lê Đại Hành:
“Khuông Việt thường ngao du núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ và yêu thích phong cảnh u thắng. Sư định xây am và trụ trì ở đó. Một đêm sư nằm mơ thấy có một thần nhân mặc áo giáp vàng, tay phải cầm thương vàng, tay trái cầm bảo tháp. Đi theo là hơn mười tùy tùng trạng mạo dữ tợn. Thần nhân bước tới nói: “Ta là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, các tùy tùng của ta đều là dạ xoa (yaksa). Thiên đế ra lệnh cho ta đến nước này để bảo vệ biên cương, khiến cho Phật pháp được hưng thịnh. Ta có duyên với ông, cho nên ta đến đây để ủy thác cho ông”.

Khuông Việt kinh hoàng tỉnh giấc, nghe thấy có tiếng gào thét trong núi, trong lòng lấy làm lạ lắm. Sáng ra, Sư đi vào trong núi, thấy có một cội cây lớn cao hơn mười trượng với cành lá xum xuê, lại có một đám mây lành che phủ bên trên. Sư sai thợ đốn cây và tạc thành tượng thần đã thấy trong mơ và lập đền thờ. Vào năm Thiên Phúc thứ nhất (981) quân Tống xâm nhập đánh phá. (Lê Đại Hành) Hoàng đế có nghe câu chuyện kia, sai Khuông Việt đến đền thờ cầu đảo. Quân Tống sợ hãi và bỏ chạy đến Ninh Giang ở Bảo Hựu. Lại thấy gió cuộn, sóng lớn nổi lên, giao long lồng lộn chồm tới. Quân Tống hoàn toàn tan rã”.

Ở đây có thể thấy Tỳ Sa Môn là vị thần quan trọng đối với triều Tiền Lê. Khi có giặc mạnh, vua Đại Hành sai Khuông Việt đến cầu ở đền ngài chứ không phải vị thần nào khác, và theo như truyền thuyết đó thì chính Tỳ Sa Môn đã linh ứng, tạo ra sóng gió để nhấn chìm đoàn quân Tống.

Tuy nhiên câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Có một tình tiết thú vị, đó là tất cả các văn bản muộn gồm Việt Điện U Linh Tập, Lĩnh Nam Chích Quais, Thiên Nam Vân Lục đều chép lại câu chuyện về Khuông Việt, chi tiết không thay đổi, trừ tên vị thần. Cả 3 sách trên đều gọi vị này là “Sóc Thiên Vương”.

Đáng chú ý là, địa danh Vệ Linh Sơn nơi Khuông Việt mộng thấy thần, và dựng đền thờ Tỳ Sa Môn chính là Sóc Sơn!

Vậy có thể kết luận có một mối liên hệ giữa Tỳ Sa Môn Thiên Vương và Sóc Thiên Vương và Phù Đổng Thiên Vương. Thậm chí có thể đặt giả thiết 2 vị này chẳng qua là 1, nhưng trải qua thời gian tên họ đã bị biến đổi.

Tóm tắt từ bài của giáo sư Nhất Hạnh http://giacngo.vn/lichsu/2010/09/27/5FF651/

 

Nữ trang thời Lý Trần qua tư liệu văn bia chùa Thiệu Long

Biên soạn: Nguyễn Ngọc Phương Đông, Ngô Quang Thiện

Hiện vật và hình ảnh về trang phục, đặc biệt là nữ trang hoàng triều Lý trần đến nay tìm được không nhiều, ít đa dạng. Tuy nhiên ta vẫn có thể suy đoán được ít nhiều các cấu phần của 1 bộ trang sức nữ giới qua những tư liệu ghi chép, ví dụ văn bia chùa Thiệu Long. Trong văn bia mô tả diện mạo của Đặng ngũ nương- phu nhân của tướng quân Đỗ Năng Tế sống vào những năm cuối cùng triều Lý và đầu triều Trần. Dưới đây là đoạn mô tả bà trong văn bia, bản dịch của thạc sĩ Nguyễn Văn ánh, viện Văn học:

“Mượt mà búi phượng, núi trong nét đậm vừa ngưng; rực rỡ vẻ hoa, cảnh đẹp nụ hồng mới hé.”

“Đeo xuyến vàng, cài trâm trân quý, vương phi chỉ vậy; dắt hương ngọc mang khuyên hai phía, nhài biếc nào hơn”.

Tác giả bài minh văn chú ý đặc tả bộ trang sức của Đặng phu nhân, bao gồm:

  • búi phượng (nguyên văn: phượng kế 鳳髻),
  • xuyến vàng (vòng đeo tay),
  • trâm trân quý (nguyên văn: “Phụng kim xuyến nhi phó lục già”; kiến giải của dịch giả cho rằng “phó lục già” là lấy từ câu “Quân tử giai lão, Phó kê lục già”; nghĩa là trâm. Thế nhưng xét rộng ra, câu này cũng có thể nghĩa là cái vòng xuyến vàng, có 6 cái trang sức)
  • hương ngọc (nguyên văn: hương anh ,  ngọc thơm)
  • Khuyên (hoa tai).

Dưới đây là giả thiết của chúng tôi về hình dạng và cách thức đeo các loại trang sức kể trên sau khi tham khảo các loại trang sức của thời Tống.

Đặc biệt, trong trích đoạn có nói “Đeo xuyến vàng, cài trâm trân quý, vương phi chỉ vậy”, có thể phỏng đoán trang sức của hôn thê các vị vương tước ít nhiều cũng giống của Đặng phu nhân, rộng ra là tầng lớp trên cùng của giới quý tộc.

trang sức lý

Chú thích:

Đỗ Năng Tế là một bộ tướng của quyền thần Trần Tự Khánh, được Trần Tự Khánh tác hợp với con gái vọng tộc họ Đặng. Ông cùng vợ xây chùa Thiệu Long (tục gọi là chùa Miếu, Hà Nội) nên một tấm bia (tên đầy đủ: Đại Việt quốc Binh hợp hương Thiệu Long tự bi- bia chùa Thiệu Long làng Binh Hợp nước Đại Việt) được dựng để ghi công đức của ông bà. Link đọc bản chữ Hán, phiên âm Hán Việt và bản dịch quốc âm của học giả Nguyễn Văn ánh http://www.vjol.info/index.php/hists/article/view/20959/18268

 Phụ Lục: Tư liệu trang sức thời Lý qua tượng Khẩn Na La chùa Phật Tích

Các tượng chim thần Ca Lăng Tần Gìa (Kalavinka) chùa Phật Tích đều mang các loại trang sức che trán, búi tóc và cổ, 1 số có thêm vòng tay và vòng bắp tay. Chúng tôi cũng xin đưa vào đây để tham khảo. Màu sắc chất liệu các loại nữ trang này hoàn toàn là phỏng đoán.

tóc lý

 

Tân Nương Thời Lê Trung Hưng

Tavernier trong quyển Relation nouvelle et singguiére du Royaume de Tunquin (Tập du ký mới và lý thú về Vương quốc Đàng Ngoài) chép, “Vì dân chúng, đàn ông cũng như đàn bà rất chăm chỉ lao động, cho nên con gái làm được bao nhiêu thì giữ lấy làm của riêng để khi đi lấy chồng có thể may hai, ba áo dài đẹp, sắm một chuỗi hạt san hô hay hổ phách, vàng và nhiều hạt cài vào tóc.” [1]

Do vậy có thể hình dung cô dâu thời Lê Trung Hưng với nhiều châu ngọc, san hô, hổ phách v.v. đính vào tóc. Còn đính thế nào thì chưa có tư liệu và hoạ sĩ có thể phóng tác dựa trên các kiểu tóc trên tranh và tượng thời Lê.

[1] Jean-Baptiste Tavernier, Relation nouvelle et singguiére du Royaume de Tunquin (Tập du ký mới và lý thú về Vương quốc Đàng Ngoài), Người dịch Lê Tư Lành, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005

14034712_1751159891795425_4709519348796287932_n

Tranh Tân Nương của Hồng Thái Nguyên, mô tả cô dâu thời Lê với tóc buông dài đính nhiều chuỗi châu ngọc.

.

Từ Thức Tiên Hôn Lục

Từ Thức Tiên Hôn Lục
The Land of Bliss – A sixteenth century Vietnamese Tale

(English below)


Từ Thức Tiên Hôn Lục – tạm dịch là Từ Thức cưới vợ tiên – là một tác phẩm trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ thời Lê Sơ, kể về một nho sinh vô tình lạc vào tiên giới, đến khi quay về cõi trần thì thế giới chàng biết đã thay đổi nhiều.

Là một tác phẩm mang nhiều ý nghĩa trong kho tàng văn chương Việt Nam, song ít được người nay biết đến. Nhóm Đại Việt Cổ Phong nhân đây xin được giới thiệu câu chuyện này đến đông đảo bạn đọc.

[!!!] Giáng Hương và Từ Thức_Comp

Từ Thức gặp Giáng Hương. Minh Hoạ bởi Ngô Quang Thiên

Vào nhng năm Quang Thái đi vua Trn Thun Tông có mt viên quan trtui tên là TThc. TThc là ngưi hc thc uyên bác li có phthân làm đến đi thn nên đưc bnhim làm quan Tri huyn Tiên Du.

Chàng TThc ham thích vic hc hi, trong nhà li sưu tm đưc nhiu sách quý, thế nhưng nhng thkiến thc đó không đđtha mãn mt ưc mong duy nht. TnhTThc đã đưc nghe kchuyn vua Đưng Minh Hoàng lc vào cnh tiên vào mt đêm rm tháng tám. Nơi tiên cnh y nhà vua đã gp nhng vtiên n tuyt sc vi làn da hng đào. Tiên nmc nhng bváy áo tay rng rt lng ly, thưt tha bng thmàu cu vng by sc. Nơi tiên cnh y tràn ngp tiếng cưi ca nim hnh phúc và nim vui dưng như bt tn, tiên nsay sưa ca hát và nhy múa sut ngày trong tiếng nhc tri du dương, réo rt. Đến khi nhà vua ri khi chn tiên, nhà vua đã mang vũ khúc Nghê Thưng vdy cho các cung n. Ri tđó vsau vũ khúc này đưc lưu truyn trong cung cm, nhà vua va ung rưu va say sưa ngm nhìn cung nca múa mi dp trăng tròn. Vchàng TThc, ktlúc đưc nghe câu chuyn vvùng đt ca các vtiên nga, chàng chưc mong mt ngày tìm cho đưc chn đó. 

Cạnh huyện Tiên Du có một ngôi chùa rất nổi tiếng. Trong sân chùa trồng một cây mẫu đơn rất quý, hễ đến kỳ hoa nở là mọi người nô nức cùng nhau đến thưởng hoa rất đông. Trở thành một đám hội thưởng hoa tưng bừng, nhộn nhịp. Trong đám đông có một cô gái độ chừng mười lăm, mười sáu son phấn điểm nhẹ, nhan sắc tuyệt trần cũng đến xem hoa. Vì muốn xem cho rõ một cành hoa mà cô gái lỡ tay làm gãy cành mà bị người coi hoa trong chùa bắt vạ. Nhưng không may, cô lại không có tiền đền cho nhà chùa nên bị giữ lại đến ngày đã sắp tối mà chưa ai đến chuộc. Từ Thức có mặt trong hội thấy vậy động lòng thương, mới cởi áo gấm đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người ở đó đều lấy lòng cảm phục Từ Thức là một vị quan hiền đức, nhân hậu.

Thế nhưng, Từ Thức vốn bản tính hay rượu, ngày thích khảy đàn, ngâm thơ vịnh cảnh, vui thú thiên nhiên nên việc quan trường thường bỏ luống hay bị quan trên trách phạt. Cứ như thế đến vài năm sau, Từ Thức chán nản quan trường, lại ngán ngẩm cái vòng danh lợi trần gian quẫn quanh không dừng, chàng treo ấn từ quan mà trở về với non xanh nước ngọc. Chàng chọn nơi Tống Sơn vốn nơi chàng ưu thích phong cảnh mà dựng nhà ở lại. Ngày ngày chàng vui cảnh thăm thú thiên nhiên. Chàng thường cùng tiểu đồng mang theo bầu rượu với cây đàn, hễ đến nơi nào thích cảnh thì dừng chân nhâm nhi hớp rượu. Từ Thức ngao du khắp các cánh rừng, cây cối xanh tươi, cành lá đan vào nhau rợp bóng mát, chim trên cành hót véo von. Chàng vừa đi vừa ngâm thơ vịnh cảnh đẹp thiên nhiên. Không cảnh nước tú non kỳ, rừng xanh, cửa bể nào mà thiếu dấu chân của Từ Thức cả. Chàng đi qua núi Chích Trợ, song Lãi, cửa Nga, động Lục Vân và khắp vùng Hóa Châu tươi đẹp.

Một buổi sáng nọ, trời trong xanh với những áng mây trắng ngà nhè nhẹ bay. Từ Thức đi dạo ra cửa sông Thần Phù, nhìn ra xa xa thấy từng đám mây ngũ sắc quẫn quanh kết lại thành hình như một đóa sen, bị mê hoặc bởi cảnh dị thường bèn chèo thuyền ra để chiêm ngưỡng. Khi Từ Thức đến nơi thì thấy rõ một ngọn núi như lơ lửng trên mặt biển, khói sương mờ ảo, hoa cỏ mơn mởn xanh tươi. Nữa tin nữa ngờ Từ Thức neo thuyền lại rồi bước lên bờ, quả nhiên là một ngọn núi thật lại tựa như tiên cảnh bồng lai. Từ Thức tức cảnh đề một bài thơ rằng:

Triêu dương bóng rải khắp ngày xanh,
Hoa cỏ cười tươi đón rước mình.
Hái thuốc nào đâu sư kẽ suối,
Tìm nguồn duy có khách bên ghềnh.
Lang thang đất lạ đàn ba khúc,
Nên nổi thuyền câu rượu một bình.
Bến Vũ chàng ngư, tìm thử hỏi,
Thôn Đào chỉ hộ lối loanh quanh.

Vừa dứt lời thơ, thì bỗng đâu từ vách núi nứt ra một khe đá, từ trong đấy vang vọng ra những âm thanh xào xạc hệt như lời mời gọi. Từ Thức bước vào khe đá đi được vài bước thì cửa hang đóng lại, mọi thứ chìm vào bóng tối mịt mờ. Từ Thức lo sợ tưởng rằng lần này ắt là chẳng lành, nhưng cũng mon men theo vách đá mà đi. Đường trong hang quanh co uốn khúc, có lúc nhỏ đến độ Từ Thức phải khom người bò qua mới lọt. Càng đi đường lại càng rộng ra, đến một lúc lâu sau Từ Thức thấy một vầng sáng rọi ở phía trên đầu. Chàng men theo gờ đá mà leo lên theo phía ánh sáng vàng ấy.

Lên đến nơi thì bầu trời sáng sủa, hương hoa thơm ngát, chàng choáng ngợp trước thành quách nguy nga và khung cảnh lạ thường mà chàng chưa từng thấy. Dưới chân chàng là cỏ xanh tươi với những thứ hoa xinh xắn như thần mùa xuân trãi thảm đón bước chân chàng. Cạnh đó là một cái hồ nước lấp lánh với cá vàng cá bạc đang bơi lội tung tăng. Một cây cầu bằng cẩm thạch bắt ngang qua hồ dẫn vào một khu vườn còn diệu kỳ hơn nữa. Từng nhóm thiếu nữ đang nhảy múa trong thứ âm thanh êm dịu, những con công trắng đang xòe đuôi múa giữa khóm hoa lấp lánh như ánh sao. Trên cành canh dường như bằng bạc, những loài chim quý hiếm đang cất cao giọng hót du dương. Từ Thức ngây người như lạc vào cõi mộng. Nhưng có tiếng người nói chuyện đưa chàng trở về hiện thực. Từ một cánh cổng sơn son có hai người con gái mặc áo màu xanh, tóc tai lấp lánh như được điểm tô bằng những vì sao cất lời bảo nhau rằng:

– Ôi chàng rể nhà ta đã đến!

Rồi hai nàng thiếu nữ áo xanh vội quay gót vào trong báo tin. Một lúc sau, hai thiếu nữ trở lại và mời Từ Thức vào trong. Từ Thức lúc này lòng hoang mang không biết là phúc hay họa, đi được một đoạn thì vào đến một tòa cung điện, trên có treo hai bức hoành phi chữ vàng: Quỳnh Hư Chi Điện và Giao Quang Chi Các. Nơi đây huy hoàng tráng lệ, màn che khắp các khung cửa bằng vàng bên cạnh dãy tường gấm cao vút. Trên gác vàng có một phu nhân mặc áo lụa trắng đang ngồi trên cái sập thất bảo lấp lánh. Phu nhân ra hiệu mời Từ Thức ngồi trên ghế gỗ đàn hương đặt bên cạnh và cất lời:

– Chàng là người học rộng, hiểu nhiều vậy có biết được đây là đâu chăng?

Từ Thức kính cẩn thưa rằng:

– Thưa phu nhân, tôi quả đã được đọc nhiều sách, đã thăm thú được nhiều nơi. Nhưng tôi chưa bao giờ dám nghĩ là mình sẽ đến được chốn nào có cảnh trí tuyệt đẹp như chốn này. Xin phu nhân hãy cho tôi được biết đây là đâu?

Phu nhân cười mà bảo rằng:

– Chàng là người phàm còn mắc vướng bụi trần thì làm sao mà biết được chốn này. Đây là một trong ba mươi sáu tiên động tên gọi Phi Lai, chốn đây bồng bềnh trên bể cả, không bám vào đất nào. Ta là Nam Nhạc địa tiên, tên gọi Ngụy phu phân. Vì thấy chàng là người có tấm lòng thuần lương, lại nhân nghĩa ra tay cứu giúp người trong lúc khó nguy, nên ta mới dẫn lối cho chàng đến đây.

Nói đoạn, phu nhân ra hiệu cho các hầu nữ vén rèm để một người thiếu nữ bước ra. Nàng xinh đẹp yêu kiều, Từ Thức vừa nhìn đã nhận ra ngay là người con gái đã gặp ở sân chùa.

Phu nhân giới thiệu:

– Đây là con gái ta, tên gọi Giáng Hương. Ngày trước ở hội mẫu đơn không may gặp nạn nhờ chàng cứu giúp. Ơn của chàng ta đây không quên, nay muốn kết duyên Giáng Hương cho chàng để báo ân trước.

Ngay trong hôm đó, trong điện giăng đèn kết hoa, màn nhung thảm ngọc để hai người làm lễ phu thê. Ngày hôm sau, quần tiên đến để chúc mừng cho Tiên chủ núi Phù Lai có chàng rể quý. Suốt những ngày tháng sau đó,trong núi tiếng nhạc tưng bừng réo rắc làm tươi thêm vùng tiên cảnh. Quanh năm khí hậu ôn hòa, cảnh vật tốt tươi, trăm hoa đua nở, chim hót du dương cứ như rằng mùa xuân là vĩnh cửu chiếm trọn thời gian. Từ Thức cùng Giáng Hương ngày ngày vui vẻ dạo chơi. Trong vườn đặt những bức bình phong trắng để Từ Thức cao hứng thì đề thơ lên đó. Không lâu sau thì khắp nơi đều lưu lại bút tích của chàng. Giữa chốn thiên thai, lại có tiên nữ Giáng Hương sớm hôm kề cận Từ Thức ngỡ như là giấc mộng hoàng hoa không ngày kết thúc.

Kể từ lúc bỏ nhà đi thắm thoát đã khá lâu, đêm đêm nằm nghe tiếng sóng vỗ, Từ Thức rộn lên nỗi nhớ cố hương da diết. Nhiều đêm chàng đi dọc bãi biển mà trong ngóng về phương xa. Một buổi sáng nọ, nhìn ra mặt bể mênh mông một màu xanh thẳm, thấy một con thuyền buôn dong buồm về phương Nam, Từ Thức chỉ Giáng Hương mà nói rằng:

– Nhà tôi đi về phía kia kìa, theo hướng con thuyền đó, nhưng bể cả trùng khơi, xanh biếc mênh mông chẳng biết là ở tận đâu.

Nhân một hôm khác lúc rỗi rãi Từ Thức mới bảo cùng Giáng Hương:

– Tôi một thân một mình đến đây, lòng quê bịn rịn không khỏi chạnh lòng, xin nàng nể tình tôi mà cho tôi được tạm về thăm chốn cũ, không biết nàng nghĩ thế nào?

Giáng Hương nghe xong lời liền ngập ngừng, hai mắt ngấn lệ nghĩ đến cuộc chia xa. Từ Thức bèn nói :

– Tôi đi chỉ đôi ba hôm thu xếp xong chuyện nhà, lại thăm cố nhân, tôi hứa sẽ quay lại để cùng nàng bạc đầu nơi cảnh non bồng này.

Hay được tin chàng Từ Thức muốn trở về thăm nhà cũ, phu nhân mới khuyên Giáng Hương rằng:

– Tuy tình nghĩa phu thê gắn kết, nhưng cũng không thể vì tình riêng mà ngăn cản tấm lòng thương nhớ cố hương của chàng được. Bằng không giữ được thân chàng ở đây nhưng lòng cũng đã về tận nơi xưa chốn cũ.

Giáng Hương nghe lời ấy xong liền nói:

– Thiếp chẳng dám vì mối tình phu phụ và ngăn cản lòng chàng, song cõi trần gian nhỏ hẹp, vật đổi sao dời e là cảnh xưa thay khác, không còn được như trước nữa.

Phu nhân sai người chuẩn bị cho chàng một cổ xe kết bằng mây trắng để chàng trở về nhà. Trước khi đi Giáng Hương viết mấy dòng chữ trong khăn lụa rồi bảo Từ Thức rằng:

– Ngày khác nhìn thấy vật này, xin chàng đừng quên mối tình ngày cũ. Nói xong hai hàng lệ tràn tiễn biệt Từ Thức ra về.

Từ Thức lên xe, trông thoáng chốc đã thấy cảnh núi non hiện ra. Thế nhưng mọi thứ đổi thay, nhà cửa ruộng vườn không còn như trước. Duy chỉ có khe núi nơi chàng dạo chơi là còn nguyên cảnh núi xanh mây trắng. Trên đường đi vào làng Từ Thức không còn nhận ra được cảnh vật xung quanh, ai ai cũng xa lạ. Chàng bèn đem tên họ của mình hỏi thăm những người già cả thì có người cho hay:

– Lúc còn nhỏ tôi có nghe kể về cụ cố nhà tôi cũng có tên là Từ Thức làm tri huyện Tiên Du. Nhưng sau đó, ông cụ từ quan rồi ngao du ra cửa bể mà không thấy trở về. Chuyện cách đây đã ngót trăm năm, vào cuối triều nhà Trần, nay đã là năm Diên Ninh thứ ba của của nhà Lê rồi.

– Thưa cụ, cụ làm ơn chỉ cho tôi nơi nếp nhà cũ của Từ Thức khi xưa đã ở giờ tại nơi nào? Từ Thức lên tiếng thưa với cụ già.

Ông cụ dẫn chàng đến một khu đất hoang toàn đến nỗi không còn gì để chàng có thể nhận ra được. Xung quanh cỏ mọc um tùm, phía trong là một túp lều xiêu vẹo gần đổ sụp. Từ Thức trong lòng bùi ngùi xúc động, lại thêm bội phần thất vọng ê chề. Chàng đã mong đợi được về thăm lại người xưa cảnh cũ, nhưng bạn bè đều đã mất hết, người đời lại ngơ ngác không biết chàng là ai, Từ Thức buồn bã muốn trở về núi tiên. Chàng vội tìm chiếc xe mây đã đưa mình về, nhưng nó đã hoá thành chim loan bay mất.

Từ Thức nhớ lại bức thư của Giáng Hương vội lấy ra đọc thì thấy có mấy câu:

“Kết lứa phượng trong mây,
Nay duyên xưa đã tận,
Non tiên trên biển lớn,
Khó có ngày trùng lai”

Từ Thức lúc này mới biết là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt.

Cuối cùng Từ Thức tha thẩn đi về phía Hoành Sơn rồi mãi không thấy về. Không ai biết là chàng đã được trở lại tiên cảnh hay đã mất tích trong khe núi nào.

Nguyên tác chữ Hán bởi Nguyễn Dư
Dịch và viết bởi Mai Duy Linh
Tranh minh hoạ bởi Ngô Quang Thiên

More than five hundred years ago, during the reign of Emperor Trần Thuận Tông, lived a mandarin by the name of Từ Thức. Born in the province of Thanh Hoa, he was appointed to govern the district of Tien Du. Near his residence was an old temple, famous for magnificent peony shrub which grew in its grounds. Whenever the shrub flowered it drew a crowd of pilgrims, so each spring there was a festival.

In the second month of the year Binh Ti (A.D. 1396), in the middle of the festival, along came a girl of fifteen or sixteen, serenely beautiful. Bending down a young branch to admire a flower, she broke it off. The crowd would not let her go. Already night was falling and no relative had appeared to pay damages to the pagoda and take the young girl home, when Tu Thuc happened to pass by by. As soon as he learned what had happened, he took off his brocade robe and offered it in exchange for the girl’s freedom.

From that day on, everybody praised the mandarin’s kindness.

Unfortunately, Tu Thuc liked only music, wine, poetry, and nature. He neglected his official duties and was often reprimanded by his superiors.

At last, he thought sadly: “I simply can’t, for a few bushels of rice as my only salary, remain forever chained on the Wheel of honours and intrigues. Why not trust my life on one thin oar which will take me off to limpid waters and blue mountains? In that way I won’t betray the secret desire of my own heart.”

In all the excursions that his sample leisure permitted to make, a child followed him, carrying a gourd of wine, a guitar and a book of poems. When he arrived at a spot he liked, he would sit down to drink and play the guitar. He sought out In all the excursions that his sample leisure permitted to make, a child followed him, carrying a gourd of wine, a guitar and a book of poems. When he arrived at a spot he liked, he would sit down to drink and play the guitar. He sought out strange and picturesque spots. Chopstick Mountain, Green Cloud Grotto, the Lai River, the Nga Estuary – he visited them all and sang their praises in his poems.

One morning, having got up before dawn, Thuc saw, a few miles away, coming from the sea, five clouds of different colours which spread quickly and took the form of a lotus flower. He had himself rowed toward them in a boat. Then he saw a superb mountain. He stopped the boat, and climbed up the mountain. Bluish mists covered it to a dizzy height.

Inspired by the beauty of the spot, Tu Thuc wrote these lines:

In the high branches tremble a thousand reflections;
The grotto’s flowers welcome the entering guest.
Near the spring, where then is the herb-gatherer?
Around the fountain, only the boatman with his oar.
The sea is wide and cool, the guitar sings two notes,
The boat glides carefree along, the gourd is full of wine.
Why not ask the fishermen from Vo Lang –
Where are the peach trees of the Village of the Immortals?

After writing his poem, Tu Thuc admired the view for a long time, then regretfully turned back his boat and slowly tore himself away.

Suddenly, he saw the mountainside open up as if inviting him to enter. He went into the opening. Soon it became completely dark: the mountain had shut behind him. Nevertheless he continued to feel his way long, his hand never leaving the mossy side of the grotto. The path was winding and narrow; at last he saw a gleam of light. He looked up and saw above him some very peaks. Clinging to the rough rocks, he climbed up without difficulty, and gradually the path grew wider.

When he reached the top, the air was clear and a gentle radiant sun was shining. On all sides were richly decorated palaces, pleasant green trees, like a place of pilgrimage.

He was enjoying this enchantment when attention was drawn by two young servant girls dressed in blue. One was saying to the other: “Here is our young bridegroom already.”

The disappeared into the palace to announce his arrival, then came back and bowed before him. “Please enter, my lord.”

Tu Thuc followed the two girls. He saw brocade-covered walls, red lacquered doors, forbidden apartness resplendent in silver and gold, on which he read “Jade Heaven” and “Light of Jewels.”

Upstairs was a fairy dressed in white silk, who invited him to sit down in an armchair of white sandalwood. Then she said to him, “You like picturesque spots so much; do you know where you are now? And do you remember a certain predestined meeting?”

Tu Thuc replied: “It is true that as a faithful lover of lakes and rivers, I have wandered far and near, but I didn’t know that there existed here a country fit for the Immortals. A simple leisure-loving mortal, I go where my feet carry me, knowing nothing of my destiny. Might I dare ask you to enlighten me?”

The fairy smiled. “How could you have known this place before?” she said. “You are in the sixth of the the thirty-six grottoes of Phi Lai Mountain. This mountain sails all the seas, without touching land anywhere. Born of clouds and rain, it appears and vanishes according to the winds. I am the fairy of Nam Nhac Mountain and my name is Nguy. I know the nobility of your name and the worth of your soul; that is why I have welcomed you here.”

She turned toward her servants, who understood her wordless order and withdrew: shortly afterwards, a young girl came in. Tu Thuc, discreetly raising his eyes, recognized the girl who one day had broken the flowering branch.

The fairy went on: “My daughter is called Giang Huong – Rosy Incense. When she went down to the flower festival a misfortune befell her. It was you who save her. I have never forgotten that priceless act of kindness and I now allow her to link her life with yours to repay her debt of gratitude.”

The fairies from all the grottoes were invited to the wedding, which was celebrated with music and singing.

The days sped by like a flying shuttle and Tu Thuc soon realized that he had spent a year in the fairies’ kingdom. He was overcome by nostalgia.

Often in the evening, he would stand motionless until the night grew fresh with the falling dew. The breeze went by, waves spent themselves at his feet and he could sleep. The young gentle night fanned his calm sadness. The moonlight bathing the lofty mountains left him unmoved. At times, the distant sound of a flute suddenly melted his heart and kept him awake till dawn. The he would strive to hear, as of old, the cocks crowing in his village.

One day, looking towards the south, he saw a boat on the sea. Pointing to it, he said: “It’s going towards my own country. It’s a long way away and I don’t know exactly where it is, but it’s over there.”

Finally, he confided in Giang Huong, “You know I only went off for a morning’s stroll and I have already been away a very long time. It is difficult to forget completely the human feelings in one’s heart and you can see that I am still thinking too much of my old village. Do you think I might go home for a little while?”

Giang Huong seemed to hesitate at the thought of parting. Tu Thuc insisted. “It will only be a matter of days, or months at most. Let me see my family and my friends. It will all be over quickly and I will come back up here without delay.” Giang Huong replied weeping, “I don’t dare put forward our love to oppose my husband’s wishes, only the limits of the world below are narrow. Its days and its months are very short. I am afraid it will not look as familiar as of old.”

She went to tell everything to the Queen Fairy, who expressed her regrets. “I didn’t think, though that he would be tied to the Wolrd of Pink Dust. Let him go…Why all this grief?”

At the moment of parting, Giang Huong dried her tears and gave Tu Thuc a letter written on a piece of silk. She asked him not to open it until he arrived home.

He got into the chariot and in a moment found himself home again.

Everything seemed different from what he had known before, the countryside, houses and the people. All that had remained the same were the banks of the mountain spring. He spoke to the old men of the village and told them who he was. Finally, one of them remembered: “When I was a small child,” he said, “I heard that my grandfather bore that name. One day, more than eighty years ago, he went into the mountains and never came back. I think he must have fallen into some gorge. That was at the end of the Tran dynasty and now we are under the fourth of the Le king.”

Feeling lonely and sad, Tu Thuc wanted to go back to where he had come from, but the chariot had changed into a phoenix, and the fabulous bird, flying away, disappeared into the sky. Tu Thuc opened the letter and read these words:

Among the clouds a phoenix love began, That past union is already over. Who, over the seas, searches for the Immortals? Little hope is there of a future meeting.

Then he realized that the parting was forever. Later on, wearing a light cloak and a conical hat, Tu Thuc went up the Yellow Mountain in the Nong Cong district in Thanh Hoa province. He never came back. No one knows whether he went back to the kingdom of the Fairies or whether he was lost in the mountain.

 
Original Story by Nguyễn Dữ
English Narration by Phạm Duy Khiêm
Art by Ngô Quang Thiện

Quốc Tuấn và Quang Khải Tắm Chung

Trong lịch sử nhà Trần, cùng với Hưng Đạo vương Quốc Tuấn thì Chiêu Minh vương Quang Khải là 2 vị tông thất thuộc hàng nổi bậc nhất của hoàng triều này. Đương thời, người có thể so bì với Hưng Đạo về văn võ, dũng lược, xuất thân và địa vị chỉ có một mình Chiêu Minh mà thôi.


Chiêu Minh vương Quang Khải là con thứ của Thái Tông hoàng đế Cảnh, là em ruột của Thánh Tông hoàng đế Hoảng, mẹ sinh là Hiến Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, so về xuất thân là hàng đích xuất hoàng tử. Còn Hưng Đạo vương Quốc Tuấn là con trai thứ của Khâm Minh An Sinh đại vương Liễu, mà Khâm Minh lại là con trưởng của Thái Tổ hoàng đế Thừa và là anh trưởng của Thái Tông, về thân thế thì ông là dòng trưởng trong hoàng tộc.

Do hiềm khích năm Đinh Dậu [1237], đến khi trưởng thành thì Quốc Tuấn và Quang Khải cũng không ưa nhau, nhiều việc trở nên nghi kị nhau. Như có lần, Quang Khải phải đi cùng Thánh Tông khỏi kinh sư, gặp sứ thần phương Bắc tới, không có ai chủ trì, Thái Tông định hỏi Quốc Tuấn thay vào, thì Quốc Tuấn trả lời dè chừng, không muốn đả động đến Quang Khải.

Thế nhưng vào một hôm, Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Lại gặp Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải: “Mình mẩy cáo bẩn, xin tắm giùm”.

Nói rồi, ông cởi áo Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: “Hôm nay được tắm cho Thượng tướng”.

Quang Khải cũng đùa vui, nói: “Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho”.

Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn mà. Bản thân làm tướng văn, tướng võ, giúp rập Hoàng đế, hai ông đứng hàng đầu, một người là Thượng tướng Thái sư, một người là Quốc công Tiết chế, đều ảnh hưởng lẫn nhau.

Kết luận: Anh em trong nhà nên học tập 2 cụ, dĩ hòa vi quý, làm điển phép cho đời sau vậy :”>

—————————
* Tình tiết tắm thơm là nguyên văn trong bản dịch ĐVSKTT đang lưu hành, kỷ Anh Tông hoàng đế, năm Hưng Long thứ 2 [1294], khúc Trần Quang Khải mất.

Tranh minh hoạ bởi Ngô Quang Thiện

13907120_1745996055645142_4266024693903847111_n

Truyện Chiêu Thánh Công Chúa

Quốc triều trải ngàn năm hiếm có trường hợp nào kỳ lạ và bi ai như Chiêu Thánh công chúa. Nàng là nữ nhân duy nhất của nước ta ngồi trên ngôi cửu trùng, nhưng một đời nàng cũng toàn ngậm cay nuốt đắng

Chiêu Thánh nối ngôi đại thống khi mới 7 tuổi, nhưng đây là một dàn xếp chính trị để lật dòng họ Lý. Con tạo khéo bày, nàng lại phải lòng một thiếu niên họ Trần – dòng họ đang lăm le ngai vàng của nàng.

Nhưng 2 gia tộc khởi thủy lại có lịch sử khăng khít. Tiên đế Lý Huệ Tông chọn Thuận Trinh phu nhân của họ Trần làm hoàng hậu của ngài, lại tin cẩn sử dụng các anh em của bà như thân thích chân tay. Chiêu Thánh công chúa là kết quả của sự hòa hợp này.

Than ôi họ Trần, được vua sủng đãi, nhưng lại mang lòng khác. Họ Trần dần dà độc chiếm quyền lực trong môn đình, ép hoàng đế thoái vị, nhường ngôi cho nữ nhi còn nhỏ tuổi là Chiêu Thánh. Thượng hoàng bị ép phải đi tu, Chiêu Thánh trở thành quốc chủ. Kẻ coi nàng chỉ là con tốt trên bàn cờ tham vọng của họ Trần, kẻ coi nàng là giọt máu cuối cùng giữ dòng chính thống.

Nhưng nàng lại yêu thương Trần Cảnh, thiếu niên họ Trần. Cảnh cũng đáp lại tình cảm nồng nhiệt không kém.

Họ Trần dàn xếp một cuộc hôn nhân và sau đó là một lễ nhường ngôi. Kim Thượng Bệ hạ trao lại Thiên mệnh cho vị phu quân, ở xứ sở mà nam quyền hằn sâu trong tâm thức mọi người.

Chiêu hoàng đế không một lời chống đối, ít nhất là trước mặt công khanh. Dẫu sao Trần Cảnh là người nàng tin tưởng và yêu thương. Quyền lực được chuyển giao từ họ Lý sang họ Trần. Một triều đại đi qua và một triều mới nổi lên. Một cuộc chính biến không đổ máu, ngoại trừ máu của trăm người tôn tộc họ Lý bị chôn sống để ngăn cản họ bày mưu kháng cự.

Không còn nhiều ghi chép về Chiêu Thánh công chúa sau khi nàng thoái vị. Phu quân của nàng đăng cơ trở thành Kiến Trung đế. Thiên hạ thái bình, không ai quan tâm hơn thế. Tám năm sau, công chúa sinh hạ một hoàng tử đầu lòng. Lẽ ra người con này đã trở thành Thái tử nếu như định mệnh không cướp đi sinh mạng của hài nhi bé bỏng.

Sau đó nhiều năm Chiêu hoàng hậu cũng không sinh thêm được ai. Lo ngại về việc kế vị, họ Trần buộc vị thiếu đế bỏ Chiêu hậu để lấy chị của nàng- Thuận Thiên công chúa, người đang mang thai với anh trai ngài.

Để kháng cự lại sự ép buộc vô lý này, hoàng đế bỏ cung điện và lánh lên núi Yên Tử cùng với hoàng hậu (theo dân gian). Thái sư, cũng là trưởng tộc họ Trần và cũng là chủ mưu cuộc chuyển giao quyền lực, dẫn cấm binh đuổi theo cặp đôi.

Khi hoàng đế lánh trong một ngôi chùa và từ chối quay lại cấm thành, Thái sư đe dọa “Nhà vua ở đâu, triều đình ở đó”. Quân của ngài rục rịch đẽo cây dỡ chùa để dựng cung điện. Các sư trong chùa hoảng quá mới cầu nhà vua trở về. Thiên tử đành lầm lũi xuống núi, bỏ lại hoàng hậu phía sau.

Nhiều năm trôi qua. Vó ngựa Mông Cổ đang giày xéo khắp bờ cõi. Máu chảy đầy đồng nội. Và sau từng chiến thắng khó nhọc trước quân thù, họ Trần củng cố quyền lực trong vương quốc. Ký ức về họ Lý dần trở nên phai nhạt, cũng giống như câu chuyện của chàng và nàng. Khi quân Mông Cổ đã bị đuổi khỏi cõi, Thiên tử ban hôn cho nàng. Phu quân mới của nàng là 1 vị dũng tướng đã sát cánh bên nhà vua trong mọi trận chiến.

Sau chục năm sống trong cô quạnh, nàng lại trở thành cô dâu của một trong những cận thần kỳ tài nhất của chàng. Nàng cảm thấy hạnh phúc không? Chàng cảm thấy hạnh phúc không? Đây phải chăng là cái kết có hậu? Câu chuyện không hé lộ cho chúng ta biết.

Chiêu Thánh sinh hạ được thêm 2 người con và qua đời năm 60 tuổi. Dân gian truyền tụng tóc bà vẫn đen như huyền, môi vẫn đỏ như son và má vẫn hồng hào như cánh đào.

Minh họa bởi Ngô Quang Thiện.
Chiêu Thánh thuở thơ ấu.
Chiêu Thánh đăng cơ.
Chiêu Thánh lúc thành niên.

 

Áo Tứ Điên

Mô tả người Việt thời Lý, Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi người Tống có viết như sau, “Những người còn lại, ngày thường trên thì vận áo Sam đen cổ tròn bó sát, bốn vạt như áo Bối Tử, gọi là áo Tứ Điên; dưới thì vận thường đen.” (Nguyên văn: 其餘平居,上衣則上緊蟠領頸皂衫,四裾如背子名曰四顛. Dịch bởi Trần Quang Đức. Nguồn: Ngàn Năm Áo Mũ).

Sang thời Trần, sứ thần nhà Nguyên là Trần Cương Trung trong Nguyên Thi Kỷ Sự cũng mô tả người Đại Việt như sau, “Người trong nước đều mặc màu đen, áo đen bốn vạt, cổ tròn làm bằng là.” (Nguyên văn: 国皆衣黑,皂衫四裾,盤領以羅為之. Dịch bởi Trần Quang Đức. Nguồn: Ngàn Năm Áo Mũ).

Như vậy loại áo cổ tròn bốn vạt là một dạng áo phổ biến của người Đại Việt thời Lý và thời Trần. Dựa trên miêu tả này cùng hình ảnh minh hoạ người Giao Chỉ trong Tam Tài Đồ Hội triều Minh, ĐVCP xin được dựng lại áo Tứ Điên thời Lý – Trần như sau:

Dành cho thường dân nam giới: cổ tròn bốn vạt dài phối với thường đen và quần

13871716_1136725986385003_183648533_n

Dành cho nữ giới quý tộc – cổ tròn bốn vạt dài phối với thường và váy

12348252_989891177735152_1878431033_n

Ảnh minh hoạ một dạng viên lĩnh có bốn vạt.

Hình ảnh áo cổ tròn bốn vạt trên tranh minh hoạ người Giao Chỉ trong Tam Tài Đồ Hội triều Minh.

13871853_1136752373049031_808702940_n

Hình ảnh người Giao Chi trong Tam Tài Đồ Hội triều Minh.

Dù Tam Tài Đồ Hội được biên soạn năm 1607 nhưng sự hiện diện của tục cắt tóc ngắn cho thấy rất có thể đây là hình ảnh người Việt từ triều Trần.

Trà Tại Phương Đông Qua Thời Gian

Người Trung Hoa thời cổ gọi trà là 荼 (đồ) hoặc 苦荼 (khổ đồ). Chữ đồ 荼 có nghĩa là một loại rau đắng. Thi Kinh dùng nó để chỉ nhiều loại rau đắng khác nhau, trong đó có trà.

Sách Nhĩ Nhã Nghĩa Sơ (爾雅義疏) của Hác Y Hành (郝懿行) thời Thanh viết: “Kim trà tự cổ tác đồ” (“今茶字古作荼” – nghĩa là “Trà nay xưa được gọi là đồ”)

Danh y Hoa Đà thời Hán viết trong Thực Luận (食论) rằng: “Khổ đồ cửu thực ích ý tư” (苦荼久食益意思 – nghĩa là “Uống khổ đồ giúp suy nghĩ tốt hơn”). Xem ra tác dụng của chất caffein trong trà từ cổ đã được người Trung Hoa biết đến.

Có lẽ vì tác dụng này mà vào thế kỷ thứ 8-9, các tăng sư Phật giáo đã khuyến khích uống trà thay rượu, từ đấy dẫn đến sự thịnh hành của tục uống trà tại Trung Hoa và lan truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên.

James A. Bern trong quyển “Tea in China: A Religious and Cultural History”, xuất bản năm 2015 bởi NXB Đại Học Hong Kong (Hong Kong University Press) viết:

“Vào thế kỷ thứ 8 và 9, văn hoá uống của Trung Hoa đã thay đổi rõ rệt và theo hướng không thể chuyển ngược: vị trí trước đây của rượu giờ đã được thay thế bởi trà. Mặc dù sự thay đổi văn hoá này là kết quả của nhiều lực đẩy, các tăng sư và giáo dân là những người đi đầu trong nỗ lực thay đổi cách nhìn của mọi người về những chất gây say, và đối với những người cùng thời, họ được xem là những nhà truyền bá văn hoá uống trà ra khắp đế quốc. Rượu – thứ được uống không chỉ để thư giãn mà còn để gắn kết các mối quan hệ xã hội cũng như đóng vài trò quan trọng trong các nghi thức – lần đầu tiên đối mặt với một đối thủ đáng gờm trong lịch sử Trung Hoa.”

Thế kỷ thứ 8 cũng là khi từ trà 茶 được dùng để chỉ trà. Âm cổ của trà 茶 và đồ 荼 rất giống nhau (theo Schuessler và Zhengzhang, đều là d-la hoặc rla). Ký tự cũng khá giống nhau. Theo ý kiến cá nhân của người viết, trước khi trà đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Trung Hoa, nó chỉ được xem là một loại rau đắng, được đại diện bằng một ký tự chỉ chung các thứ rau đắng. Nhưng sau khi tầm quan trọng của trà được khẳng định ở thời Đường, một kí tự riêng biệt hơn đã được dùng để chỉ riêng trà.

Ở đây có lẽ nên nhắc rằng Lục Vũ – người viết quyển Trà Kinh, tác phẩm đầu tiên của Trung Hoa và thế giới về trà, và người mà về sau được nhiều người tôn sùng là Trà thần – từng là một cậu bé mồ côi, được nuôi dạy bởi tăng sĩ.

Nếu như sự trổi dậy của văn hoá trà gắn liền với Phật giáo, ta sẽ không ngạc nhiên khi trà du nhập vào Nhật Bản cùng với Phật giáo. Ghi chép sớm nhất về trà tại Nhật Bản xuất hiện trong các sách viết bởi tu sĩ. Theo sử Nhật, vào năm 805-806 hai vị truyền giáo đại sư là Saicho (最澄) và Kukai (空海) đã mang trà từ Trung Hoa đến Nhật Bản. Cũng theo niên sử Azuma Kagami (吾妻鏡), sau khi thiền sư Eisai biết được rằng vị Shogun tên Minamoto no Sanetomo đang sa vào rượu, ông đã gửi cho Shogun quyển Kissa Yojoki do chính ông viết, tác phẩm sớm nhất của Nhật về trà.

Thứ trà đầu tiên được du nhập vào Nhật Bản là “chuyên trà” (磚茶 – nghĩa là “trà gạch”), được đặt tên như thế vì lá trà đã được ép thành khối, trông như gạch để dễ dàng chuyên chở (xem ảnh ở dưới). Trong những buổi đầu, trà tại Nhật Bản được xem là thứ quý giá và chỉ được uống bởi giới quý tộc và các tăng sĩ. Về sau, hoàng đế Saga đã khuyến khích trồng trà và uống trà, từ đấy tục uống trà trở nên phổ biến hơn.

Trà dần trở thành một thú vui tao nhã ở cả Trung Hoa lẫn Nhật Bản. Nếu trước kia các thi sĩ Trung Hoa lãng mạn hoá rượu thì giờ đây họ bắt đầu lãng mạn hoá trà. Thanh vọng của trà đã có ảnh hưởng lên kinh tế. Các thương gia chuyên chú vào buôn trà, dẫn đến sự ra đời của thuế trà và các độc quyền trong thương mại trà.

Phương thức làm trà thay đổi theo thời gian.

Vào thời Đường, lá trà được đun cùng với một số thảo dược khác để tạo hương vị như gừng, bạc hà, dương đào, vỏ cam… Một phương thức khác là thái, sấy, và giã nát trà rồi cho vào nước đang đun. Phương thức thứ ba, được nhắc đến trong Trà Kinh của Lục Vũ, là tán trà thành bột rồi rắc một ít vào nước đang đun, cùng với một chút muối.

12670450_482576565267559_4857188832508300186_n

Phương thức làm trà thời Đường: rắc bột trà vào nước đang đun.

Đến thời Tống, trà được làm thành bánh và được nắn thành nhiều hình dạng: long, phụng, hoa, lá, mây, ngọc. Cách thức uống trà thời Tống là đặt bột trà vào một cái bát, sau đấy từ từ rót nước đã đun vào.

12744397_482576738600875_2436029739031368757_n

Phương thức làm trà thời Tống: đặt bột trà vào một cái bát, sau đấy rót nước đã đun vào.

Vào thời Nguyên, kem thường được cho vào bát trà. Có lẽ đây là ảnh hưởng từ người Mông Cổ. Ở giai đoạn này, các loại hạt như dẻ, thông, hạnh, vừng, hồ đào…cũng thường được ăn bên cạnh những bát trà. Cũng vào giai đoạn này, trà trở thành một phần thông thường của bữa ăn, từ đấy dẫn đến thói quen uống trà cùng điểm tâm.

12705634_482576835267532_1972516318474206614_n

Phương thức thời Minh: dốc lá trà vào ấm và ngâm.

Thời Minh, phương thức ngâm lá trà trong ấm trở nên phổ biến. Vào đầu thời Minh, họ dùng một cái ấm lớn để có thể chia ra nhiều chén nhỏ để uống. Nhưng sau đấy, họ nhận thấy rằng khi lá trà được ngâm trong ấm quá lâu, vị trà sẽ trở nên đắng và nước trà không còn tươi nữa, vì thế ấm trà trở nên nhỏ hơn.

12743614_482576888600860_1307708509067018066_n

Phương thức uống trà thời Thanh.

Triều Thanh tiếp nối phong tục uống trà của triều Minh, nhưng họ chú trọng vào việc chọn ấm trà hơn. Ấm trà làm bằng gốm tím từ Nghi Hưng được ưa chuộng nhất vì nó giữ được màu sắc và hương vị của trà. Ấm làm từ sứ và hợp kim chì thiếc cũng được chuộng vì sứ tạo nên cảm giác sạch sẽ và chì thiếc thì giữ trà ấm lâu hơn. Chén trà có nắp đậy cũng được sử dụng để hãm trà lâu hơn. Vào thời Thanh, phương thức phơi trà trước khi sấy cũng trở nên phổ biến, tạo ra trà ô long.

12743796_482577611934121_3508010471948826261_n

Các loại trà nổi tiếng hiện nay. Từ trái sang phải: trà trắng, trà xanh, trà ô long, trà đen, trà phổ nhị.

Tại Việt Nam, lịch sử trà còn khó truy cứu, nhưng dựa vào từ “chè” trong tiếng Việt, người viết đoán rằng trà đã có mặt tại Việt Nam trước thời Đường.

Theo nhà ngôn ngữ học John Phan, “trà” là phiên âm tiếng Hán trung đại, du nhập vào VN thời Đường. “Chè” là dấu tích của một phiên âm cổ hơn, du nhập vào VN sớm hơn (và qua quá trình, phụ âm cong lưỡi đã được những người nói tiếng Tiền-Việt-Mường đơn giản hoá thành Ch). Cũng giống như những cặp xa-xe, hạ-hè, trạo-chèo, giao-keo, ma-mè v.v.

Dựa vào cứ liệu ngôn ngữ này, người viết đoán trà đã phổ biến ở vùng Giao Chỉ, cũng như phương nam Trung Hoa, trước thời Đường. Tuy nhiên, vì bản thân từ “chè” đến từ tiếng Hán (không phải đến từ ngôn ngữ của những nhóm dân vùng núi tây nam Trung Hoa), người viết cho rằng tục uống trà lan rộng ở Giao Chỉ như một phần của văn hoá Hán. Vì nếu đấy là văn hoá bản địa được lưu giữ, hoặc nếu nó đến trực tiếp từ tây nam Trung Hoa, ắt người Việt sẽ dùng từ khác để chỉ trà/chè.

Theo James Bern trong quyển sách nhắc đến ở trên, trước khi lan truyền rộng rãi khắp Trung Hoa thời Đường, trà đã được gắn liền với Đạo giáo và Phật giáo ở phương nam.

13588864_536842439840971_91026163_o

Bộ trà thời Nguyễn

Ngày nay, người Việt có tục ướp trà trong cánh hoa (sen, nhài, cúc v.v.) để tạo hương.

cach-uop-tra-sen-den-nguoi-luoi-cung-lam-duoc