Cung và tên Đàng Ngoài thế kỷ 17 trong bộ sưu tập của Cornelis Tromp- Kì 1

Trong bộ sưu tập của Tiết Chế Cornelis Tromp có 2 bộ cung tên Đàng Ngoài trong tình trạng hoàn hảo.

NG-NM-6093-A.jpg

Mỗi cây cung dài 118.5 cm khi chưa căng. Cánh cung làm từ sừng và gỗ, tay cầm bọc vải đỏ và có 1 dải bịt đồng thau, 1 dải bịt bạc ở 2 đầu phần tay cầm.

Cấu tạo của cánh cung dạng phức hợp (composite) gồm sừng và gỗ, giống với cung các nước phương Đông. Tuy nhiên cấu trúc cánh cung có sự khác biệt căn bản so với các nước khác. Nếu như cung các nước chỉ gồm 1 lớp sừng ở bụng (mặt hướng vào xạ thủ) và 1 lớp gỗ hoặc tre ở lưng (mặt hướng tới mục tiêu) thì cây cung này lại gồm 2 lớp sừng, và lớp gỗ nằm kẹp giữa 2 lớp sừng. Cung các nước dùng keo gắn các sợi gân hoặc sợi vải phía ngoài lớp gỗ để tăng sức đàn hồi, thì 2 cây cung hiện vật này lại cũng thiếu các sợi đó .

Cung sừng của các nước lân cận thường được dự ứng lực, tức là khi chưa căng dây, hình dạng tự nhiên của cánh cung sẽ cong về phía lưng. Khi căng dây cung sẽ cong về phía bụng để tối ưu hóa lực phát xạ (xem hình 2). Ngược lại, cây cung hiện vật ở bảo tàng Rijks khi chưa căng dây thì hoàn toàn uốn về phía bụng. Tuy nhiên- cây cung trong tranh chân dung quận công Vũ Công Chấn thế kỷ 17 lại hoàn toàn là loại dự ứng lực- uốn về phía lưng khi chưa căng dây (xem hình 3).

Về nguồn nguyên liệu chế tác cung, trong Lê Triều Hội Điển có nhắc đến ” trước kia, tất cả trấn thủ các xứ và các chợ trong kinh đều phải nộp 100 tấm da trâu để may quân phục, đồng thời phải nộp kèm mỗi bộ da trâu 2 chiếc sừng” (Trần Quang Đức, Ngàn năm áo mũ, tr.234). Khả năng cao thời Lê Trung Hưng sử dụng sừng trâu làm cánh cung. Đây cũng là nguyên liệu mà người Mãn Châu và Triều Tiên cùng thời đại sử dụng làm cánh cung. Nhưng thay vì gỗ, các nước này đều dùng tre. 

Thú vị là phần tay cầm phình to với các vòng kim loại gia cố 2 đầu khá giống cung sừng của dân đảo Java (xem hình 6). Phần tay cầm này trên tranh và hiện vật thời Lê đến Nguyễn đều thể hiện khá rõ. Có lẽ cung Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Đông Nam á hải đảo hơn là từ châu á lục địa.

manchu-bowHình 2: Cung dự ứng lực Mãn Châu

cung vũ công chấn.jpg

Hình 3: cung dự ứng lực trong tranh thờ quận công Vũ Công Chấn

 

1974264_10151922283141526_1861486657_o.jpg

Hình 4: cung dự ứng lực của vua Đồng Khánh- bảo tàng Mỹ thuật cung đình. ảnh: Trần Quang Đức

Lục Vân Tiên tk19.jpg

Hình 5: tập bắn cung thời Nguyễn- truyện Lục Vân Tiên, 1898.

javanese-bow-2javanese-bowHình 6: cung sừng của người Java thế kỷ 20, với tay cầm phình to và gia cố bằng dải đồng thau. 2 cánh cung có thể tháo rời và ghép lại ở tay cầm