Về nguồn gốc 3 thanh kiếm trong bộ sưu tập của Cornelis Tromp – On origin of the 3 sabers in the collection of Cornelis Tromp

(see English below)

Bộ sưu tập của Cornelis Tromp lưu trữ tại bảo tàng Rijks Amsterdam gồm 3 thanh kiếm/đao với nhiều yếu tố Nhật Bản phong cách Edo. Nguồn gốc của 3 thanh kiếm này thuộc về Đàng Ngoài hay Nhật Bản? Đó là 1 câu hỏi hóc búa. Tuy nhiên có những chứng cứ nhỏ có thể soi rọi phần nào cuộc tranh luận này.

Thông tin cơ bản

Bộ sưu tập gồm 2 thanh đao dài 99 cm và 1 thanh đao ngắn hơn dài 75 cm. Vật liệu là thép với vỏ gỗ sơn khảm trai và đồng thau. Chuôi kiếm bằng gỗ và đồng thau với đốc 2 thanh kiếm dài bịt sừng tê. Thanh ngắn được bọc bằng 1 lớp da cá nhám. Chuôi 3 thanh đều quấn lụa tạo thành 1 chuỗi hình quả trám dọc theo chiều dài chuôi kiếm. Phần hộ thủ 2 thanh kiếm dài bằng đồng thau, tạo hình như hoa cúc.

ng-nm-6097-d

Hình 1: thanh kiếm ngắn

NG-NM-6097-B.jpg

Hình 1: thanh kiếm dài

Về nguồn gốc của 3 thanh kiếm

Nhìn thoáng qua 3 thanh kiếm, đặc biệt là lưỡi đao và bao hoàn toàn mang phong cách Nhật Bản thời Edo. Tuy nhiên kết cấu của chuôi đao lại cho thấy những dấu ấn Đàng Ngoài rõ rệt. giữa hộ thủ và phần lụa quấn chuôi của 2 thanh đao dài có 1 vòng bằng đồng phình to chạm khắc tỉ mỉ. Phỏng vấn Peter Dekker- 1 trong 2 học giả về vũ khí đã tư vấn cho bảo tàng Rijks về nguồn gốc các thanh đao này (người còn lại là Philip Tom), cho thấy dải đồng phình to này là đặc trưng của đao Đông Nam á không thấy ở Nhật Bản. Thực tế cho thấy bộ phận này trên 3 thanh đao của Tromp đồng dạng với thanh đao Đàng Trong trong bộ sưu tập của Sa Hoàng Peter của Nga cũng như các hiện vật đao thời lê Trung Hưng và Nguyễn còn sót lại (xem hình 3). Có thể thấy rõ họa tiết mây lửa hình đao mác đặc trưng mỹ thuật Việt Nam thời này trên bộ phận kể trên.

hilt

Hình 3: dải đồng phình to trên thanh đao của Tromp (bên trái), trên thanh đao của Sa Hoàng Peter I của Nga (bên phải, phía trên. ảnh: Peter Dekker), trên thanh đao nghi trượng của đền Đô (bên phải, góc dưới). Phần khoanh đỏ là hoa văn mây lửa hình đao mác.

Thông tin của bảo tàng Rijks cho biết thanh đao ngắn không sử dụng chốt để cố định lưỡi vào cán như kỹ thuật của Nhật Bản. Ngược lại, kỹ thuật tra lưỡi không dùng chốt là đặc trưng của Đông Nam á (xem hình 4). Cũng theo 2 học giả Tom và Dekker, đốc bịt sừng tê là đặc trưng của Đông Nam á, không thấy trong kỹ thuật Nhật Bản.

pin.jpg

Hình 4: chốt cố định lưỡi vào chuôi của wakizashi Nhật Bản (bên trái) và chuôi đao không chốt của bảo tàng Rijks (bên phải)

Kết luận

Theo Tom và Dekker, 3 thanh đao này có lẽ đã sử dụng lưỡi nhập khẩu từ Nhật Bản nhưng chuôi và hộ thủ chế tác tại Đàng Ngoài. Vào thế kỷ 16 và 17, đao Nhật Bản rất được ưa chuộng tại Trung Quốc, Triều Tiên và Đông Nam á, lưỡi đao thường được xuất khẩu với số lượng khổng lồ trong cái gọi là “mậu dịch Kango”, có lúc lên đến 75000 lưỡi đao nhập vào nhà Minh trong 1 thương vụ (theo Dekker).

Tuy không hoàn toàn “thuần Việt” nhưng 3 thanh đao trong bộ sưu tập của Cornelis Tromp mang những dấu ấn Việt Nam không thể chối bỏ. CHúng thực sự là “đứa con mang 2 dòng máu”, thể hiện sự giao thoa giữa mỹ nghệ Nhật Bản và mỹ nghệ Đàng Ngoài, giữa thẩm mỹ Nhật Bản và thẩm mỹ Đàng Ngoài. Điều đó cho thấy một nền văn hóa và kinh tế Đông Kinh sôi động, cởi mở, hướng ngoại và tháo vát.

 

________________________________________________________________

Among Cornelis Tromp’s rack of weapons- presently exhibited at Rijksmuseum in Amsterdam, there are 3 sabers showing heavy Japanese stylistic elements of the Edo period. This give rise to the question of their origin, are they of Japanese or Tonkinese construction? There are several evidences pointing to the answer of the riddle.

Basic features

The 2 longer sabers have a length of 99 cm and the shorter blade is of 75 cm long. The scabbard is lacquered wood with pearl inlay. The hilts are brass with chrysanthemum shaped disc guard. The hilts are capped with pieces of rhinoceros horn.

ng-nm-6097-d

Figure 1: the shorter saber

NG-NM-6097-B.jpg

Figure 2: one of the longer sabers

On the origins of the swords

At first glance the 3 sabers, particularly the blades, appear to be of Japanese style. However, the structure of the hilts tells otherwise. Separating the disc guard and the hilt of the longer swords is a short bulging section made of brass with meticulous engraving. Interview with Peter Dekker (who along with Philip Tom were the 2 independent consultants that advised the museum on the root of these items) shows that the bulging section is unique to South East Asia, which has never been seen in Japanese tradition. It is in fact nearly identical to the 17th century Vietnamese saber in Czar Peter I’s collection. This component can still be seen on a number of extant swords and regalia of the 18th-20th century in Vietnam (see figure 3). The engraved patterns include the motif of blade-like flame or fume which was unique to the Restored Le period. Such motif was widely popular to the point that it appeared on almost everything that was decorated- from altar to building’s brackets.

hilt

Figure 3: the bulging section on Tromp’s saber (left), on Czar Peter I’s saber (upper right, photo: Peter Dekker), on the hilt of a sword imitation belonged to Đô shrine in Bắc Ninh. The circled motif is the blade-like flame/fume.

Description on Rijksmuseum’s website shows that the shorter saber’s blade  is not held to the hilt using a pin like traditionally crafted Japanese sword does . This technique, without a pin, is a South East Asian’s specialty (see figure 4). Also according to Tom and Dekker, the rhinoceros horn caps illustrate South East Asian connection.

pin.jpg

Figure 4: a Japanese wakizashi’s balde held to the hilt with a pin inserted through a hole on the tang (left) and the pin-less hilt of Tromp’s saber (right)

Verdict

Tom and Dekker came to the conclusion that the blades of the swords were most likely Japanese import while the hilts and guards were fabricated in Tonkin. During the 16th and 17th centuries, Japanese blades were a prized commodity among coastal Western Pacific states, and they were traded in bulk, sometimes up to 75 thousands blade recorded.

The swords in Tromp’s rack are not of “pure blood”. They were born out of the union of Japanese craftsmanship and  Vietnamese craftsmanship, of Japanese aesthetic and Vietnamese aesthetic. They are living witnesses of a bygone era of vibrant commercial and cultural interchange in the Far East.